Các biến trong Java

Lập trình Java cơ bản đến hướng đối tượng

5.0 (19 đánh giá)
Tạo bởi Kteam Cập nhật lần cuối 21:08 23-07-2020 69.855 lượt xem 7 bình luận
Tác giả/Dịch giả: Kteam
Học nhanh

Danh sách bài học

Các biến trong Java

Dẫn nhập

Ở bài trước, chúng ta đã tìm hiểu cách VIẾT CHƯƠNG TRÌNH JAVA ĐẦU TIÊN. Trong bài viết này Kteam sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết về Biến trong Java.


Nội dung

Để theo dõi tốt bài này, bạn nên:

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:

  • Biến là gì? Lý do sử dụng biến.
  • Cách khai báo và sử dụng biến.
  • Quy tắc đặt tên biến

Biến là gì? Lý do sử dụng biến

Chúng ta đã làm quen nhiều về ‘biến’ khi sử dụng các môn khoa học. Ví dụ đơn giản nhất khi bặn đặt biến x=3, chính xác ‘x’ chính là biến.

Biến trong lập trình cũng khá tương tự như biến trong toán học. Tuy nhiên biến trong lập trình ngoài lưu các con số ra thì có thể lưu các chuỗi kí tự, mảng lưu các giá trị, đối tượng… và có thể thay đổi trong chương trình.

Lý do để sử dụng biến

Mục đích của biến chính là lưu trữ dữ liệutái sử dụng. Bản chất biến là một tên gọi tham chiếu đến vùng nhớ nào đó trong bộ nhớ. Vì bộ nhớ lưu nhiều thông tin nên bạn muốn phân biệt để lấy thông tin nào thì phải cần biến để gọi nó.

Ví dụ bạn muốn lưu thông tin của ai đó như họ và tên, địa chỉ và số điện thoại. Bạn sẽ tạo ra 3 cái biến để lưu những thông tin trên. Và trong một đoạn chương trình có thể bạn cần lấy thông tin để sử dụng nhiều lần.   


Cách khai báo và sử dụng biến

Cú pháp:

<Kiểu dữ liệu> <Tên biến>;

Trong đó: 

  • <Kiểu dữ liệu> những kiểu dữ liệu của Java như kiểu số nguyên, số thực, chuỗi … (Sẽ được trình bày chi tiết trong bài KIỂU DỮ LIỆU TRONG JAVA)Trong đó:
  • <Tên biến> là tên biến do người dùng đặt và có quy tắc đặt tên (sẽ trình bày sau)

Sử dụng biến:

Ta sẽ khai báo biến để lưu thông tin cá nhân: Với một biến name kiểu chuỗi để lưu tên, một biến height kiểu số thực để lưu chiều cao, một biến age kiểu số nguyên để lưu tuổi.

String name;
float height;
int age;

Sau đó là sẽ gán giá trị cho biến:

name = “Chau Kter”;
height = 1.7f //kết thúc giá trị số thực phải có kí tự ‘f’
age = 21

Bây giờ ta sẽ in ra các giá trị của biến như sau:

System.out.println(name);
System.out.println(height);
System.out.println(age);

Chương trình đầy đủ như sau:

public class HelloWorld {

    public static void main(String[] args) {
        String name;
        float height;
        int age;
        name = “Chau Kter”;
        height = 1.7f;
        age = 21;
        System.out.println(name);
        System.out.println(height);
        System.out.println(age);
    }

}

Như bài trước ta dùng javac để compiler. Hoặc các bạn có thể dùng cái Phần mềm lập trình của Java như Eclipse, Netbean hay IntelliJ để lập trình như:

Sau khi chạy chương trình thì sẽ có kết quả như sau:

Các biến trong Java

Nhìn có vẻ đơn điệu, ta nên nói rõ thông tin của cho từng biến.

public class HelloWorld {

    public static void main(String[] args) {
        String name;
        float height;
        int age;
        name = “Chau Kter”;
        height = 1.7f;
        age = 21;
        System.out.print(“Ten:”);
        System.out.println(name);
        System.out.print(“Chieu cao:”);
        System.out.println(height);
        System.out.print(“Tuoi:”);
        System.out.println(age);
    }

}

Ở đây Kteam thêm các lệnh in ra màn hình mô tả giá trị của biến. Mình dùng System.out.print khác với System.out.println là sau khi in ra giá trị, nó sẽ không xuống dòng như câu lệnh kia. Kết quả sẽ hiện thị như sau:

Các biến trong Java


Quy tắc đặt tên biến

Một số quy tắc khi đặt tên biến nên lưu ý như sau:

  • Tên biến không có khoảng trắng và ký tự đặc biệt
  • Tên biến không được bắt đầu bằng số
  • Tên biến không được trùng nhau
  • Tên biến không trùng các từ khóa trong ngôn ngữ

Đây là những từ khóa trong Java, bạn không nên đặt tên biến với những từ này:

Các biến trong Java

Biến trong Java thường đặt theo quy tắc lạc đà: Là viết thường chữ đầu tiên và viết hoa chữ cái đầu tiên của những từ tiếp theo. (Ví dụ: howKteam)


Kết luận

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu các biến trong Java

Ở bài sau, Kteam sẽ giới thiệu đến bạn về CÁC KIỂU DỮ LIỆU TRONG JAVA

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.


Tải xuống

Tài liệu

Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Các biến trong Java dưới dạng file PDF trong link bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com

Đừng quên likeshare để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!


Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Nội dung bài viết

Tác giả/Dịch giả

Khóa học

Lập trình Java cơ bản đến hướng đối tượng

Với mục đích giới thiệu đến mọi người về Ngôn ngữ Java -  một ngôn ngữ lập trình khá mới mẻ so với C, C++, Java, PHP ở Việt Nam.

Thông qua khóa học LẬP TRÌNH JAVA CƠ BẢN ĐẾN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG, Kteam sẽ hướng dẫn các bạn kiến thức cơ bản của Java. Để từ đó, có được nền tảng cho phép bạn tiếp tục tìm hiểu những kiến thức tuyệt vời khác của Java hoặc là một ngôn ngữ khác.

Cụ thể trong khóa học này, Kteam sẽ giới thiệu với các bạn Java ở phiên bản Java 8

Đánh giá

yivctor đã đánh giá 20:37 12-10-2023

good

KhangFCNAN đã đánh giá 16:28 10-05-2022

ngoctuan811 đã đánh giá 23:19 13-02-2022

qua hay

vapplecn đã đánh giá 23:27 20-12-2021

Nguyen_Quang đã đánh giá 10:42 30-09-2021

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Howkteam.

Đăng nhập
thanh luan872662 đã bình luận 13:22 18-10-2021

'javac' is not recognized as an internal or external command,
operable program or batch file.

Lỗi này là sao mọi người giúp mình với

buitruongkma đã bình luận 02:39 07-08-2019

Cho em xin file bài tập java vs ạ

 

minhvnvn đã bình luận 21:59 12-04-2019

Ktteam có thể cho ra bài tập có lời giải về phần này ko ạ vì sau khi hk xong mà ko có bài tập để áp dụng mình cảm thấy thiếu thiếu j đó :))))))

 

Phạm Nguyễn Tuấn Thông đã bình luận 20:54 31-12-2018

Ra bài học tiếp đi ad ơi

Không có video.