Các kiểu dữ liệu trong Java

Lập trình Java cơ bản đến hướng đối tượng

4.7 (9 đánh giá)
Tạo bởi Kteam Cập nhật lần cuối 21:10 23-07-2020 66.448 lượt xem 4 bình luận
Tác giả/Dịch giả: Kteam
Học nhanh

Danh sách bài học

Các kiểu dữ liệu trong Java

Dẫn nhập

Ở bài trước, Kteam đã giới thiệu cho các bạn về BIẾN TRONG JAVA, trong đó có nói qua về kiểu dữ liệu. Trong bài viết này Kteam sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết hơn về Kiểu dữ liệu trong Java.


Nội dung

Để đọc hiểu bài này, tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần sau:

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:

  • Kiểu dữ liệu là gì? Lý do phải có kiểu dữ liệu.
  • Phân loại các kiểu dữ liệu.

Kiểu dữ liệu là gì? Lý do phải có kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu là là tập hợp các nhóm dữ liệu có chung đặc tính, cách lưu trữ và thao tác xử lý. Nhờ có kiểu dữ liệu thì compiler nhận biết được kích thước của một biến và khả năng lưu trữ của nó.

Lý do phải có kiểu dữ liệu

Biến cần có bộ nhớ dành riêng để lưu trữ giá trị. Nghĩa nào khi bạn khai báo biến bạn cần dữ trữ không gian cho bộ nhớ.

Dựa vào kiểu dữ liệu của biến, hệ điều hành sẽ cấp bộ nhớ và quyết định thứ gì có thể lưu trữ ở bộ nhớ đã cho. Như biến có kiểu dữ liệu số nguyên, số thức hay kí tự thì hệ điều hành sẽ xác định vùng nhớ đó lưu giá trị như thế nào.   


Phân loại các kiểu dữ liệu

Java có 2 loại kiểu dữ liệu:

  • Các kiểu dữ liệu nguyên thủy (Primitive Data Types)
  • Các kiểu dữ liệu tham chiếu (Reference Types)

Primitive Data Types

Có đến 8 kiểu dữ liệu primitive trong Java. Kiểu dữ liệu Primitive đã được đặt ra trước và tên nó nằm trong từ khóa của Java. Bây giờ ta sẽ xem những kiểu dữ liệu đó:

  1. Kiểu Boolean

Kiểu Boolean chỉ sử dụng lưu trữ cho 2 giá trị: true false. Mục đích kiểu Boolean thường được cho những câu điều kiện rẽ nhánh.

  • Ví dụ:
Boolean isDone = false
  1. Kiểu byte

Kiểu dữ liệu Byte dùng để lưu trữ kiểu số nguyên có kích cỡ bằng 1 byte (8 bit). Giá trị có thể lưu được nằm trong khoảng từ -128 ( -2^7) đến 127 (2^7-1).

  • Ví dụ:
byte a = 100
  1. Kiểu Short

Kiểu dữ liệu Short dùng để lưu trữ kiểu số nguyên có kích cỡ bằng 2 byte (16 bit). Giá trị có thể lưu được nằm trong khoảng từ -32,768 (-2^15) đến 32,767 (2^15-1).

  • Ví dụ:
short a = 10000
  1. Kiểu Int

Kiểu dữ liệu Int dùng để lưu trữ kiểu số nguyên có kích cỡ bằng 4 byte (32 bit). Giá trị có thể lưu được nằm trong khoảng từ -2,147,483,648 (-2^31) đến 2,147,483,647 (2^31-1)

  • Ví dụ:
int a = 20000000
  1. Kiểu Long

Kiểu dữ liệu Long dùng để lưu trữ kiểu số nguyên có kích cỡ bằng 8 byte. Giá trị có thể lưu lưu được nằm trong khoảng từ -9,223,372,036,854,775,808 (-2^63) đến 9,223,372,036,854,775,807 (2^63-1). Giá trị gán cần có kí tự ‘l’ phía sau.

  • Ví dụ:
 long a = 1001000l
  1. Kiểu Float

Kiểu dữ liệu Float dùng để lưu trữ số thực có kích cỡ bằng 4 byte (32 bit). Giá trị có thể lưu được nằm trong khoảng từ -3.4028235 x 10^38 đến -3.4028235 x 10^38. Giá trị gán cần có kí tự ‘f’ phía sau.

  • Ví dụ:
 float a = 2.51f
  1. Kiểu Double

Kiểu dữ liệu Double dùng để lưu trữ số thực có kích cỡ bằng 8 byte (64 bit). Giá trị có thể lưu nằm trong khoảng từ -1.7976931348623157 x 10^308 đến -1.7976931348623157 x 10^308. Giá trị gán có thể có hoặc không kí tự ‘d’ phía sau.

  • Ví dụ:
 double a = 2.52.d hoặc double a = 2.52
  1. Kiểu Char

Kiểu dữ liệu Char dùng để lưu trữ kí tự có kích cỡ bằng 2 byte. Bản chất Char lưu trữ code Unicode nhưng khi lại hiển thị ra ‘kí tự’ ứng với mã đó. Giá trị có thể lưu trữ nằm trong khoảng ‘u0000’ đến ‘uffff’.

  • Ví dụ: đây là bảng chứa ít kí tự Unicode

kiểu dữ liệu trong java, java cơ bản, java OOP, java hướng đối tượng

Khi ta khai báo char a = ‘Ă’ thì bộ nhớ sẽ lưu mã Unicode là ‘\u0102’


Reference Types

Kiểu dữ liệu tham chiếu là kiểu dữ liệu của đối tượng. Biến của kiểu dữ liệu tham chiếu chỉ chứa địa chỉ của đối tượng dữ liệu tại bộ nhớ Stack. Đối tượng dữ liệu lại nằm ở bộ nhớ Heap. Một số kiểu dữ liệu cụ thể như các mảng (Array), lớp đối tượng (Class) hay kiểu lớp giao tiếp (Interface).

Như bài BIẾN TRONG JAVA, Kteam đã có nói qua với kiểu String, bản chất String là một mảng lưu nhiều kí tự (char). Việc khai báo String name = ‘KTEAM’ có thể diễn đạt như sau:

kiểu dữ liệu trong java, java cơ bản, java OOP, java hướng đối tượng

Kiểu dữ liệu này Kteam sẽ giải thích cụ thể ở nhiều bài sau.


Kết luận

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu các kiểu dữ liệu trong Java

Ở bài sau, Kteam sẽ giới thiệu đến bạn về CÁC HẠNG TOÁN TỬ TRONG JAVA

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.


Tải xuống

Tài liệu

Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Các kiểu dữ liệu trong Java dưới dạng file PDF trong link bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com

Đừng quên likeshare để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!


Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Nội dung bài viết

Tác giả/Dịch giả

Khóa học

Lập trình Java cơ bản đến hướng đối tượng

Với mục đích giới thiệu đến mọi người về Ngôn ngữ Java -  một ngôn ngữ lập trình khá mới mẻ so với C, C++, Java, PHP ở Việt Nam.

Thông qua khóa học LẬP TRÌNH JAVA CƠ BẢN ĐẾN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG, Kteam sẽ hướng dẫn các bạn kiến thức cơ bản của Java. Để từ đó, có được nền tảng cho phép bạn tiếp tục tìm hiểu những kiến thức tuyệt vời khác của Java hoặc là một ngôn ngữ khác.

Cụ thể trong khóa học này, Kteam sẽ giới thiệu với các bạn Java ở phiên bản Java 8

Đánh giá

tung1712 đã đánh giá 21:03 19-12-2021

vài chỗ gõ sai dấu

hvinhhhr9 đã đánh giá 01:20 15-09-2021

dungbk99 đã đánh giá 08:18 02-08-2021

GÀ Mờ =.= đã đánh giá 09:26 11-01-2021

Dễ hiểu ạ

Linh Vu đã đánh giá 16:58 10-04-2020

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Howkteam.

Đăng nhập
dominhhieua1pro đã bình luận 17:59 29-06-2021

ad cho minh hỏi tại sao miền giá trị của float và double lại có 2 giá trị đầu cuối giống nhau vậy

Phạm Kim Anh đã bình luận 21:36 03-08-2019

ad ơi, sao giờ em không thấy phần bài tập luyện tập nữa vậy ạ?

Không có video.