Biến tĩnh trong C++ (Static variables in C++)

Khóa học lập trình C++ căn bản

4.8 (13 đánh giá)
Tạo bởi Kteam Cập nhật lần cuối 5 năm trước 98.361 lượt xem 8 bình luận
Tác giả/Dịch giả: Kteam
Học nhanh

Danh sách bài học

01. Giới thiệu về C++ 02. Cài đặt môi trường phát triển (IDE) Visual studio 2015 03. Xây dựng chương trình C++ đầu tiên với Visual Studio 2015 04. Cấu trúc một chương trình C++ (Structure of a program) 05. Ghi chú trong C++ (Comments in C++) 06. Biến trong C++ (Variables in C++) 07. Số tự nhiên và Số chấm động trong C++ (Integer, Floating point) 08. Kiểu ký tự trong C++ (Character) 09. Kiểu luận lý và cơ bản về Câu điều kiện If (Boolean and If statements) 10. Nhập, Xuất và Định dạng dữ liệu trong C++ (Input and Output) 11. Hằng số trong C++ (Constants) 12. Toán tử số học, toán tử tăng giảm, toán tử gán số học trong C++ (Operators) 13. Toán tử quan hệ, logic, bitwise, misc và độ ưu tiên toán tử trong C++ 14. Cơ bản về chuỗi ký tự trong C++ (An introduction to std::string) 15. Biến cục bộ trong C++ (Local variables in C++) 16. Biến toàn cục trong C++ (Global variables in C++) 17. Biến tĩnh trong C++ (Static variables in C++) 18. Ép kiểu ngầm định trong C++ (Implicit type conversion in C++) 19. Ép kiểu tường minh trong C++ (Explicit type conversion in C++) 20. Cơ bản về Hàm và Giá trị trả về (Basic of functions and return values) 21. Truyền Giá Trị cho Hàm (Passing Arguments by Value) 22. Truyền Tham Chiếu cho Hàm (Passing Arguments by Reference) 23. Tiền khai báo và Định nghĩa Hàm (Forward declarations and Definitions of Functions) 24. Giới thiệu về cấu trúc điều khiển (Control flow introduction) 25. Câu điều kiện If và Toán tử điều kiện (If statements and Conditional operator) 26. Câu điều kiện Switch trong C++ (Switch statements) 27. Câu lệnh Goto trong C++ (Goto statements) 28. Vòng lặp While trong C++ (While statements) 29. Vòng lặp Do while trong C++ (Do while statements) 30. Vòng lặp For trong C++ (For statements) 31. Từ khóa Break and continue trong C++ 32. Phát sinh số ngẫu nhiên trong C++ (Random number generation) 33. Mảng 1 chiều trong C++ (Arrays) 34. Các thao tác trên Mảng một chiều 35. Mảng 2 chiều trong C++ (Two-dimensional arrays) 36. Các thao tác trên Mảng 2 chiều 37. Mảng ký tự trong C++ (C-style strings) 38. Các thao tác trên Mảng ký tự (C-style strings) 39. Từ khóa auto trong C++11.(The auto keyword) 40. Vòng lặp for each trong C++11 (For each loops) 41. Lớp dựng sẵn Array trong C++11 42. Con trỏ cơ bản trong C++ 43. Con trỏ NULL trong C++ (NULL pointers) 44. Con trỏ và mảng trong C++ (Pointers and arrays) 45. Các phép toán trên Con trỏ và Chỉ mục mảng trong C++ (Pointers and arrays) 46. Cấp phát động trong C++ (Dynamic memory allocation). 47. Cấp phát mảng động (Dynamically allocating arrays) 48. Con trỏ & Hằng trong C++ 49. Biến tham chiếu trong C++.(Reference variables) 50. Con trỏ void (Void pointers) 51. Con trỏ trỏ đến con trỏ (Pointers to pointers) 52. Cơ bản về lớp Vector 53. Truyền địa chỉ cho hàm (Passing arguments by address) 54. Hàm trả về giá trị, tham chiếu và địa chỉ trong C++(value, reference, and address) 55. Hàm nội tuyến trong C++ (Inline functions) 56. Nạp chồng hàm trong C++ (Function overloading) 57. Hàm có đối số mặc định trong C++ (Default arguments) 58. Con trỏ hàm trong C++ (Function pointers) 59. Đệ quy trong C++ (Recursion) 60. Khuôn mẫu hàm trong C++ (Function templates)

Biến tĩnh trong C++ (Static variables in C++)

Dẫn nhập

Ở bài học trước, bạn đã nắm được BIẾN TOÀN CỤC TRONG C++ (Global variables) và những kinh nghiệm khi sử dụng biến toàn cục trong lập trình.

Hôm nay, mình sẽ hướng dẫn về phần Biến tĩnh trong C++ (Static variables).


Nội dung

Để đọc hiểu bài này tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần:

Trong bài ta sẽ cùng tìm hiểu các vấn đề:

  • Tổng quan về biến tĩnh (static variables)
  • Khi nào nên sử dụng biến tĩnh

Tổng quan về biến tĩnh (static variables)

Trong bài BIẾN CỤC BỘ TRONG C++ (Local variables), bạn đã biết được:

  • Biến được định nghĩa bên trong một khối lệnh (block) được gọi là các biến cục bộ (Local variables).
  • Biến cục bộ có thời gian tự động, nghĩa là chúng được tạo tại thời điểm định nghĩa, và bị hủy khi ra khỏi khối lệnh mà biến đó được định nghĩa

Khi sử dụng từ khóa “static với các biến cục bộ, nó sẽ trở thành biến tĩnh (static variables).

Biến tĩnh (static variables) là biến được tạo ra duy nhất một lần khi gọi hàm lần đầu tiên và nó sẽ tiếp tục tồn trong suốt vòng đời của chương trình. Đây là sự khác biệt giữa biến tĩnh và biến cục bộ.

Biến tĩnh (static variables) là loại biến lưỡng tính, vừa có tính chất của 1 biến toàn cục (global variables), vừa mang tính chất của 1 biến cục bộ (local variables):

  • Tính chất của biến toàn cục: biến không mất đi khi khối lệnh định nghĩa nó kết thúc, nó vẫn nằm trong vùng nhớ của chương trình và được tự động cập nhật khi khối lệnh đó được gọi lại.
  • Tính chất của biến cục bộ: biến chỉ có thể được sử dụng trong khối lệnh mà nó được khai báo.

Ví dụ: sử dụng biến cục bộ (local variables):

Output:

Biến tĩnh trong C++ (Static variables in C++)

Trong chương trình trên, bên trong hàm doSomeThing() sử dụng biến cục bộ (local variables) có thời gian tự động. Nên 3 lần gọi lại hàm doSomeThing() là 3 lần khởi tạo và tăng giá trị cho biến value. Nên kết quả gọi hàm trong 3 lần là như nhau.

Ví dụ sử dụng biến tĩnh (static variables):

Output:

Biến tĩnh trong C++ (Static variables in C++)

Trong chương trình trên, s_value là một biến tĩnh (static variables), nó sẽ được khởi tạo 1 lần duy nhất khi hàm doSomeThing_static() được gọi lần đầu. Nó không bị hủy khi kết thúc hàm, nên mỗi lần gọi hàm sau đó sẽ sử dụng giá trị của s_value tại thời điểm hiện tại.

Theo quy ước, nên đặt tiền tố “s_” trước các biến tĩnh (static variables) để dễ dàng phân biệt với những biến khác.

Biến tĩnh (static variables) có hai dạng: liên kết bên ngoài (external linkage) và liên kết nội bộ (internal linkage)

  • Liên kết bên ngoài (external linkage): Khai báo ở ngoài mọi hàm (biến toàn cục)
  • Liên kết nội bộ (internal linkage):

- Khai báo trong hàm với từ khóa static

- Khai báo ngoài hàm với từ khóa static (biến toàn cục)


Khi nào nên sử dụng biến tĩnh

Sử dụng biến tĩnh khi có nhu cầu giữ giá trị của biến trong chương trình.

Ví dụ:  ứng dụng vào chương trình có chức năng tạo ID không trùng nhau, bạn có thể sử dụng biến tĩnh để làm thực hiện nó:

Output:

Biến tĩnh trong C++ (Static variables in C++)

Trong chương trình trên, sau mỗi lần gọi hàm generateID(), s_id sẽ được tăng lên, nên giá trị trả về sẽ duy nhất và không trùng nhau.


Kết luận

Qua bài học này, bạn đã nắm được Biến tĩnh trong C++ (Static variables).

Ở bài tiếp theo, bạn sẽ được học về ÉP KIỂU NGẦM ĐỊNH TRONG C++ (Static variables).

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.


Tải xuống

Tài liệu

Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Biến tĩnh trong C++ (Static variables in C++) dưới dạng file PDF trong link bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com

Đừng quên likeshare để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!


Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Tác giả/Dịch giả

Khóa học

Khóa học lập trình C++ căn bản

Hiện nay, C++ đã là cái tên rất quen thuộc trong ngành lập trình. Mặc dù C++ là ngôn ngữ lập trình đã ra đời khá lâu, nhưng không phải ai cũng có cơ hội để tìm hiểu về nó.

Vì vậy, Kteam đã xây dựng lên khóa học LẬP TRÌNH C++ CĂN BẢN để cung cấp một lượng kiến thức về ngôn ngữ C++ nói riêng, và các khái niệm khác trong lập trình nói chung.

Nội dung khóa học sẽ được phân tách một cách chi tiết, nhằm giúp các bạn dễ hiểu và thực hành được ngay. Serial dành cho những bạn chưa có bất kỳ kiến thức gì về lập trình, hoặc những bạn mất căn bản muốn lấy lại kiến thức nền tảng lập trình, cụ thể là C++.

Đánh giá

4.8
13 đánh giá
Đánh giá
5
11
4
1
3
1
2
1
win1702 đã đánh giá 9 tháng trước

0932110332 đã đánh giá khoảng 1 năm trước

rarl123 đã đánh giá 2 năm trước

Kiuethai đã đánh giá 3 năm trước

tuan_dev198 đã đánh giá 4 năm trước

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Howkteam.

Đăng nhập
lhphuc đã bình luận 5 năm trước

2 Năm sau có ông nào cho tôi biết sự khác nhau của 2 cái liên kết nội bộ không
- liên kết trong hàm với liên kết ngoài hàm ấy. cảm ơn :)

khiem180907 đã bình luận 8 năm trước

Có cách nào hủy biến tĩnh không?

Edward Nguyen đã bình luận 8 năm trước

Cho mình hỏi, ở phần liên kết trong, liên kết ngoài:

khai báo: int g_value; void doSomeThing() { }

với:  static int g_value; void doSomeThing() { }

Khác nhau như thế nào nhi?

d3c0d3d đã bình luận 8 năm trước

hay quá  ^^ <3 <3

Không có video.