Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Lập trình Java cơ bản đến hướng đối tượng

5.0 (2 đánh giá)
Tạo bởi Kteam Cập nhật lần cuối 21:24 23-07-2020 33.856 lượt xem 5 bình luận
Tác giả/Dịch giả: Kteam
Học nhanh

Danh sách bài học

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Dẫn nhập

Sau khi tìm hiểu các khái niệm cơ bản về một ngôn ngữ lập trình. Bây giờ ta sẽ tìm hiểu điều cơ bản nhất trong lập trình là Cấu trúc rẽ nhánh.


Nội dung

Để đọc hiểu bài này, tốt nhất các bạn nên có kiến thức cơ bản về các phần sau:

Bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề sau:

  • Cấu trúc rẽ nhánh là gì? Phân loại
  • Cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh
  • Lời khuyên

Cấu trúc rẽ nhánh là gì? Phân loại

Trong lập trình, có những lúc ta cần phân chia các trường hợp và mỗi hoàn cảnh sẽ thực hiện những đoạn chương trình khác nhau. Như vậy dựa vào điều kiện ta sẽ rẽ nhánh cho chương trình chạy câu lệnh tương ứng.

Phân loại: Có 2 loại cấu trúc rẽ nhánh là dạng thiếu dạng đủ

Ví dụ:

  • Dạng thiếu: Nếu biến age trên 18 thì ta sẽ in ra ‘Bạn đã đủ tuổi để đăng kí’.
  • Dạng đủ: Nếu biến age trên 18 thì ta sẽ in ra ’Bạn đã đủ tuổi để đăng kí’, ngược lại thì in ra là ‘Bạn chưa đủ tuổi để đăng kí’ 

Cách sử dụng cấu trúc rẽ nhánh

Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Cú pháp:

if (<Biểu thức điều kiện>) <Câu lệnh thực hiện>

Ý nghĩa: 

Nếu <Biểu thức điều kiện> trả về true thì sẽ thực hiện <Câu lệnh thực hiện>.

Ví dụ:

public class HelloWorld{

     public static void main(String []args){
        String s = "Kteam";
        if (s == "Kteam") 
        System.out.print("How Kteam");
     }
}

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java, if trong java, java cơ bản, java hướng đối tượng, java OOP


Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

Dạng đủ sẽ chia ra 2 loại: Gồm if..else..if..else if..else..

Dạng if..else..

Cú pháp:

if (<Biểu thức điều kiện>)

<Câu lệnh thực hiện điều kiện đúng>

else

<Câu lệnh thực hiện điều kiện sai>

Ý nghĩa:

Nếu <Biểu thức điều kiện> trả về true thì sẽ thực hiện <Câu lệnh thực hiện điều kiện đúng>. Ngược lại nếu trả về false sẽ thực hiện <Câu lệnh thực hiện điều kiện sai>

Ví dụ:

public class HelloWorld{

     public static void main(String []args){
        int age = 18;
        if (age > 18)
        System.out.print("Bạn đủ tuổi để đăng ký");
        else
        System.out.print("Bạn chưa đủ tuổi để đăng ký");
     }
}

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java, if trong java, java cơ bản, java hướng đối tượng, java OOP

Dạng if..else if..else

Cú pháp:

if (<Biểu thức điều kiện 1>)

<Câu lệnh thực hiện điều kiện 1>

else if (<Biểu thức điều kiện 2>)

<Câu lệnh thực hiện điều kiện 2>

(Nhiều câu điều kiện khác nếu cần)

else

<Câu lệnh thực hiện không đúng trong tất các điều kiện trên>

Ý nghĩa:

Đây là dạng cấu trúc rẽ nhiều nhánh nếu ta muốn xét nhiều trường hợp để thực hiện rõ ràng hơn.

Ví dụ:

public class HelloWorld{

     public static void main(String []args){
        String job = "Sinh viên";
        if (job == "Học sinh")
        System.out.print("Bạn còn lứa tuổi học sinh");
        else if (job == "Sinh viên")
        System.out.print("Sinh viên có thể tham gia");
        else
        System.out.print("Không rõ công việc của bạn");
     }
}

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java, if trong java, java cơ bản, java hướng đối tượng, java OOP

Lưu ý: Nếu câu lệnh thực hiện gồm nhiều câu lệnh thì ta phải để vào trong cặp { }

public class HelloWorld{

     public static void main(String []args){
        int age = 18;
        if (age >= 18) {
        System.out.println("Bạn đủ tuổi để đăng ký");
        System.out.println("Mời bạn đăng ký");
        }
        else
        System.out.print("Bạn chưa đủ tuổi để đăng ký");
     }
}

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java, if trong java, java cơ bản, java hướng đối tượng, java OOP


Lời khuyên

Có thể không cần thực hiện nhưng những lời khuyên sau đây gần như là “Luật bất thành văn” trong lập trình cấu trúc rẽ nhánh không riêng ngôn ngữ Java.

Luôn dùng cặp { } và thụt lề dòng code vào trong

Mặc dù cặp { } chỉ dùng cho nhóm câu lệnh, nhưng việc sử dụng { } sẽ giúp ta dễ sửa đổi trong trường hợp sau này tao muốn thêm câu lệnh khác. Ngoài ra, ta sử dụng thụt lề để dễ nhìn hơn.

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java, if trong java, java cơ bản, java hướng đối tượng, java OOP

Không nên đưa câu lệnh if..else trong if..else quá nhiều lần

Có những trường hợp các bạn viết như thế này

Cấu trúc rẽ nhánh trong Java, if trong java, java cơ bản, java hướng đối tượng, java OOP

Việc đưa quá nhiều câu rẽ nhánh vào trong trong câu rẽ nhánh là điều tối kị trong lập trình. Nó giống như tạo nhiều đường mê cung vậy. Có những lúc bạn sẽ không rõ vì sao kết quả trả về như vậy. Đặc biệt là khi có bug phát sinh. Lời khuyên là bạn nên để 1-2 câu điều kiện bên trong là hợp lý.


Kết

Như vậy chúng ta đã tìm hiểu cấu trúc rẽ nhánh trong Java

Ở bài sau, Kteam sẽ giới thiệu đến bạn về VÒNG LẶP WHILE TRONG JAVA

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.


Tải xuống

Tài liệu

Nhằm phục vụ mục đích học tập Offline của cộng đồng, Kteam hỗ trợ tính năng lưu trữ nội dung bài học Cấu trúc rẽ nhánh trong Java dưới dạng file PDF trong link bên dưới.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm thấy các tài liệu được đóng góp từ cộng đồng ở mục TÀI LIỆU trên thư viện Howkteam.com

Đừng quên likeshare để ủng hộ Kteam và tác giả nhé!


Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.

Nội dung bài viết

Tác giả/Dịch giả

Khóa học

Lập trình Java cơ bản đến hướng đối tượng

Với mục đích giới thiệu đến mọi người về Ngôn ngữ Java -  một ngôn ngữ lập trình khá mới mẻ so với C, C++, Java, PHP ở Việt Nam.

Thông qua khóa học LẬP TRÌNH JAVA CƠ BẢN ĐẾN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG, Kteam sẽ hướng dẫn các bạn kiến thức cơ bản của Java. Để từ đó, có được nền tảng cho phép bạn tiếp tục tìm hiểu những kiến thức tuyệt vời khác của Java hoặc là một ngôn ngữ khác.

Cụ thể trong khóa học này, Kteam sẽ giới thiệu với các bạn Java ở phiên bản Java 8

Đánh giá

Vo Tan Duc đã đánh giá 18:31 28-12-2022

Lê Thanh Long đã đánh giá 21:28 18-06-2019

Bình luận

Để bình luận, bạn cần đăng nhập bằng tài khoản Howkteam.

Đăng nhập
QuySamSon đã bình luận 13:50 17-08-2023

làm bài tập ở đâu ae ơi

 

MiNoNo đã bình luận 23:52 18-10-2021

Có tài liệu PDF k ạ

congthang03 đã bình luận 11:07 13-07-2021

Bài này không có ớt, nhưng mà học sao cứ cay cay ;-;

KrtOTL đã bình luận 13:03 27-09-2020

AD mặn nhỉ 

linhluvn đã bình luận 15:28 13-11-2019

chẳng hiểu sao em xoạn code trên noterpart ++ rồi run nó toàn báo error code 2 

em cóp cả code mẫu về run nó vẫn báo vậy.

run bằng cmd thử code đó thì ok

anh biết cách sử lí không giúp em với ạ

Không có video.